Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Lại Đức Huy tiếp cận thi thể phượt thủ Anh tử vong ở Fansipan như thế nào?

Anh Lại Huy Đức là người đầu tiên tiếp cận với thi thể của "phượt thủ" người Anh Aiden Webb.



Người đầu tiên tiếp cận thi thể phượt thủ Aiden Webb nói gì?

Ảnh do nhân vật cung cấp
Trưa 08/6, Lại Huy Đức cho biết trên trang cá nhân, anh đã mang những phán đoán về hướng tìm kiếm Aiden Webb đến Công an Sapa. Lúc này Đức đang ở Phú Thọ.
Thông tin chia sẻ của Đức nhận được rất nhiều cổ vũ và cả "năn nỉ" từ người đọc đề nghị anh trực tiếp đi cứu Aiden Webb.
Đến 5h chiều hôm đó, cùng với anh Nguyễn Lê Anh, Đức cho biết đang lên đường đi Sa Pa.
5h sáng 09/6, Đức viết" Cầu mong mọi chuyện tốt đẹp cho cả đoàn của chúng mình gồm 10 thành viên gồm 4 thiết bị bay Flycam pro để tìm kiếm Aiden. Dự kiến leo từ đỉnh Fansipan xuống 2.800m để tìm kiếm. Chúc chuyến đi tốt đẹp".
Rất nhiều facebooker cầu bình an, chúc lành cho Đức và đội cứu hộ tình nguyện.
Đến 9h 34 phút, cả nhóm cứu hộ tình nguyện 10 thành viên gồm các anh Phan Đức Cường, Nguyễn Lê Anh, Phạm Đại Dương, Lại Huy Đức, Vũ Đình Hoan, Nguyễn Hoàng Sơn, Vũ Ngọc Cẩn, Nguyễn Thành Đạt, Lê Giang, Hạng A Câu đã sẵn sàng lên đường.
Cáp treo cũng đã được dừng lúc 9h 30 để nhóm trèo lên đỉnh cột T4 và tụt xuống, tìm kiếm Aiden.
Đấy chính là cách nhanh nhất nhưng cũng nguy hiểm nhất, vì tọa độ Ayden thông báo chính xác là ở điểm này. Nguy hiểm vì độ cao của cột lên đến 45 m, và nhóm cứu hộ phải trèo giữa trời mưa nhỏ, thời tiết lạnh và trơn trượt.
Hai phút sau, flycam bắt đầu bay.
Đức là người đầu tiên tiếp cận được thi thể Ayden Webb.
Do vực quá sâu và vách cao rất hiểm trở, đoàn cứu hộ chỉ có hai người là Đức và anh Cẩn xuống được vực. Nhưng đến nửa đường, anh Cẩn cũng bị lạc, mấy tiếng sau mới được cứu.
"Núi rừng ở đây cực kỳ hiểm trở"-Đức cho biết.
Tuy nhiên, khi tìm thấy chàng trai 23 tuổi, vận động viên leo núi người Anh không may đã tử vong.
"Thi thể Aiden Webb được mang lên đỉnh cột T4 và chờ bác sĩ Anh sang khám nghiệm vào sáng nay"-Đức vội vã cho biết qua điện thoại lúc đang bắt xe về Hà Nội, chiều nay.
Đức cho biết, hiện đang trên đường về Hà Nội vì tối nay anh có cuộc giao lưu trực tuyến ở kênh VTC 14 (Đài truyền hình kỹ thuật số VTC).
Hiện phía gia đình Aiden đã có lời mời anh sang Anh, nhưng anh chưa nhận lời.

 

Hình ảnh khu vực nơi Aiden mất tích: Fb nhóm cứu hộ tình nguyện.
Hình ảnh khu vực nơi Aiden mất tích: Fb nhóm cứu hộ tình nguyện.

 

Khu vực tìm thấy thi thể của Aiden. Fb nhóm cứu hộ tình nguyện.
Khu vực tìm thấy thi thể của Aiden. Fb nhóm cứu hộ tình nguyện.

 

Tin nhắn của gia đình Webb với nhóm cứu hộ: Fb nhóm cứu hộ tình nguyện.
Tin nhắn của gia đình Webb với nhóm cứu hộ: Fb nhóm cứu hộ tình nguyện.
TheoTrí Thức Trẻ

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

Nissan Techno Viet Nam (NTV) 100% vốn đầu tư từ nhật bản TUYỂN 70 kỹ sư làm việc tại Hà Nội

NISSAN TECHNO VIETNAM (NTV) là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, trực thuộc tập đoàn Nissan Techno Nhật Bản . NTV có trụ sở làm việc tại Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark 72 và Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật Ô tô Hòa Lạc.
Bằng việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng, NTV là một trong những công ty tiên phong tại Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu và thiết kế ô tô.

Hiện nay, do nhu cầu mở rộng công việc, Công ty cần tuyển nhân viên vị trí như sau:
1/ Vị trí tuyển dụng: Kĩ sư 70 người (Mã tuyển dụng: FY17-Q1)

2/ Nội dung công việc:
- Thiết kế các linh kiện điện, điện tử của ô tô, phát triển phần mềm, phần cứng, bảo trì phần mềm, phân tích điện tử, thực nghiệm (50 người)
- Thiết kế các bộ phận khác của ô tô như khung gầm xe, thân xe, nội ngoại thất, động cơ…(20 người)
- Nội dung công việc được giải thích cụ thể hơn trong buổi giới thiệu công ty (tổ chức sau bước chọn hồ sơ)

3/ Điều kiện tuyển dụng:
- Nam/Nữ, 25 tuổi trở xuống, đã tốt nghiệp hoặc đang sinh viên năm cuối dự kiến sẽ tốt nghiệp vào tháng 6 và tháng 7/2016 của các Trường Đại học kỹ thuật như Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghiệp, Đại học giao thông vận tải, Học Viện kỹ thuật Quân sự…
- Chuyên ngành kĩ thuật như Điện, Điện tử, Cơ khí, Công nghệ Ô tô, IT, Vật liệu, Hóa học…
- Ưu tiên các bạn ứng viên là Nữ
Không nhận hồ sơ ứng viên tốt nghiệp cao đẳng hoặc đã từng tham gia các kỳ thi tuyển vào Nissan qua Nam Triều trước đó
- Năng động, nhiệt tình với công việc và có nguyện vọng được làm việc lâu dài tại công ty.
Lưu ý: Những ứng viên đã từng nộp hồ sơ vào NTV nhưng chưa tham gia thi tuyển, nếu muốn thi tuyển đợt này bắt buộc phải nộp lại hồ sơ từ đầu.

4/ Quyền lợi:
- Được làm việc trong một Công ty có 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, có trụ sở chính tại nội thành Hà Nội. Trường hợp làm việc tại khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ có xe đưa đón.
- Có nhiều cơ hội được cử đi đào tạo ở nước ngoài (Nhật Bản, Châu Âu, ...)
- Được tài trợ 100% học phí, nhận học bổng theo hàng tháng và các chế độ khác trong chương trình đào tạo học tiếng Nhật. Công ty sẽ bố trí lịch học hợp lý để sinh viên vừa hoàn thành việc học tiếng Nhật vừa hoàn thành việc học tại Trường Đại học.
- Chế độ làm việc nghỉ thứ 7 và chủ nhật, có nhiều nghỉ lễ dài ngày (tuần lễ vàng, nghỉ hè, nghỉ Tết dương lịch, nghỉ Tết âm lịch).
- Được Công ty đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thiết kế trên máy tính và sử dụng thành thạo tiếng Nhật
- Được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
- Đánh giá tăng lương thưởng hàng năm.
- Được công ty tổ chức tham gia Du lịch Công ty và nhiều hoạt động khác
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, phát huy được năng lực của bản thân

5/ Yêu cầu về hồ sơ:
①.  CV tiếng Việt, có dán ảnh
②.  Chứng minh nhân dân (Bản sao công chứng)
③.  Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận chuẩn bị tốt nghiệp ĐH và bảng điểm (nếu có)
Lưu ý: Bên ngoài hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua mail phải ghi rõ Mã tuyển dụng ; Số điện thoại; Địa chỉ liên lạc

6/ Lịch thi tuyển:
- Thi tuyển lần 1 (thi viết): 25/06/2016
(Đối với ứng viên nhóm Ngành cơ khí, thì không phải thi đề Điện điện tử)
- Thi tuyển lần 2 (phỏng vấn): giữa tháng 7/2016

7/ Thời hạn và địa chỉ nộp hồ sơ:
- Thời hạn nộp hồ sơ: Hết ngày 22/06/2016 (Ưu tiên hồ sơ đến sớm)
- Địa chỉ qua mail: tuong_pv@namtrieu.com.vn (Mr Tường)
- Nhận hồ sơ trực tiếp (Từ 8h đến 17h hàng ngày- trừ chủ nhật)
Địa chỉ: Công ty TNHH Đầu Tư Và Phát Triển Nam Triều
Số 12, Đặng Thùy Trâm, Đường Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu giấy, Hà Nội
ĐT: 04-37 555 391    

Tải CV mẫu
Nộp CV tại đây hoặc qua mail

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

OBAMA SÁNG SUỐT ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC SỚM

OBAMA SÁNG SUỐT ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC SỚM


Tổng thống Mỹ Obama nhận thức được sâu sắc được tầm quan trọng của giáo dục sớm, ông nhấn mạnh rằng đầu tư vào giáo dục sớm là sự đầu tư khôn ngoan nhất.

MỖI 1 ĐỒNG ĐÔ LA ĐẦU TƯ VÀO GIÁO DỤC SỚM CÓ THỂ TIẾT KIỆM TỚI 7 ĐÔ LA SAU NÀY DÙNG ĐỂ TĂNG TỈ LỆ TỐT NGHIỆP, GIẢM THIỂU MANG THAI Ở VỊ THÀNH NIÊN, THẬM CHÍ GIẢM

  THIỂU TỘI PHẠM BẠO LỰC
Thực sự đúng như vậy, đầu tư vào thế hệ trẻ là đầu tư vào tương lai của chúng ta. Báo cáo kinh tế gửi lên tổng thống đã khẳng định rằng “Trẻ em được đi học trong môi trường giáo dục sớm có cuộc sống tốt hơn những trẻ em không được đi học giáo dục sớm, có xu hướng tốt nghiệp trường học nhiều hơn, ít có xu hướng phạm tội, khả năng có được công việc cao hơn và quan trọng nhất là những trẻ em này khi trưởng thành thường có một gia đình êm ấm hơn, hạnh phúc hơn.

Obama một lần nữa nhấn mạnh rằng giáo dục sớm là thắng lợi của tất cả và giáo dục sớm cho thế hệ non nớt của chúng ta cơ hội để thành công. Tuy nhiên đầu tư vào giáo dục sớm không phải chỉ là trách nhiệm của chính phủ nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân cha mẹ. Không phải ai cũng có khả năng đầu tư cho con giáo dục sớm, nhưng mỗi người cha người mẹ đều có thể trở thành một người thầy giáo dục sớm cho con, và mỗi một gia đình có thể trở thành ngôi trường giáo dục sớm của con, giáo dục sớm thật sự không khó nếu chúng ta thực sự mong muốn con mình có cơ hội và áp dụng đúng cách.

KHOA HỌC VỀ GIÁO DỤC SỚM?
Kế hoạch của Tổng thống dựa trên cơ sở khoa học về não bộ, hệ thống chứng minh cho chúng ta rằng trẻ có khả năng học hỏi một cách tự nhiên. Bắt đầu từ ngày chào đời, trải nghiệm tích cực đầu tiên sẽ thiết lập một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các giác quan và nhận thức. Những trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không được hưởng môi trường giáo dục sớm có thể bị tụt hậu nhanh chóng. Có nhiều nghiên cứu cho thấy sự chênh lệch có thể xuất hiện ngay trước khi các bé tròn 1 tuổi.

Kế hoạch của Tổng thống dựa trên những điều cơ bản như: hãy bắt đầu từ sớm một cách quyết tâm và hãy thực hiện đến cùng những sự hỗ trợ chất lượng cao tương xứng với yêu cầu của các bậc cha mẹ trong việc giúp các cha mẹ phát triển tiềm năng của những đứa con từ thưở bé thơ. “Đây là một kế hoạch thông minh. Chúng tôi biết chất lượng nên đặt ở đâu và các em bé cần gì”, ông Melmed khẳng định. “Bằng cách hỗ trợ nói trên, Hoa Kỳ sẽ chắc chắn cải thiện công tác chăm sóc trẻ em và tạo tiền đề vững chắc hướng tới thành công cho thế hệ tương lai”./.
Theo Washington Post

Bài diễn văn bế mạc mẫu giáo của bé 5 tuổi

     Bao giờ giáo dục Việt Nam mới thay đổi ?

     Bao giờ giáo dục Việt Nam mới thay đổi đây??? Trẻ 5 tuổi mà IQ chắc hơn cả Albert Einstein mới cho ra bài Diễn Văn này. Con đâu sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng của trẻ em. Bài học đầu tiên mà cô dạy con khi bước vào lớp 1 là con hãy trở thành con vẹt, nói dối cũng được miễn là nghe có vẻ hay. Đừng sống thật với cảm xúc của con". Giáo dục đã đi quá sâu vào hình thức mà quên mất cốt lõi cần dạy trẻ là cái gì rồi.

Hãy cứu lấy các con mình trước khi lối suy nghĩ này ăn sâu vào não của bé.
I'm very disappointed:(
Hình ảnh minh họa

   Bài diễn văn bế mạc mẫu giáo của bé 5 tuổi
Con tôi năm nay 5 tuổi, cháu sắp nghỉ hè để vào lớp 1. Sau đây là bài diễn văn bế mạc mẫu giáo của cháu (của cô giáo cháu đưa cho 
mẹ cháu để dạy cháu học thuộc). Bố cháu nghe lỏm cháu học thuộc lòng bài diễn văn, đánh máy lại kẻo quên.
“Kính thưa các vị đại biểu!
Kính thưa các thầy cô giáo!
Hôm nay, trong không khí tưng bừng của ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và ngày lễ ra trường của các bạn học sinh lớp mẫu giáo 5 tuổi. Con rất vinh dự được thay mặt cho các bạn cho các bạn lớp 5 tuổi nói lên những cảm xúc của mình!
Kính thưa các thầy cô!
Chúng con là những mầm non của gia đình, là tương lai của xã hội được bàn tay đầm ấm của các thầy cô nâng niu chăm sóc, chăm lo cho chúng con từng bữa ăn, giấc ngủ, dạy cho chúng con những nét chữ đầu tiên, nay chúng con khôn lớn, có đủ kiến thức để vững vàng bước vào lớp 1. Chia tay các cô, tạm biệt mái trường thân yêu đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng con bay cao, bay xa. Trong giờ phút chia tay bồi hồi, xúc động chúng con không biết nói gì hơn, con xin được thay mặt cho gần 200 bạn học sinh lớp 5 tuổi. Kính chúc các thầy cô luôn vui tươi.
Kính thưa các thầy cô giáo, ngày mai đây chúng con vào lớp 1, xa các cô, xa mái trường mầm non thân yêu nhưng chúng con không thể nào quên được công ơn của các thầy cô đã nuôi dạy chúng con khôn lớn, chúng con xin hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để đạt nhiều thành tích xuất sắc để xứng đáng là những bông hoa bé ngoan của trường mầm non hôm nay. Một lần nữa chúng con xin cảm ơn các thầy cô.
Còn chần chừ gì nữa mà không vỗ tay! Nhưng nhìn sang thì cả vợ, cả con tôi đã ôm nhau ngủ từ bao giờ, trong tay vẫn cầm tờ giấy in bài diễn văn cực kỳ long trọng này để kịp học thuộc trước ngày 1/6!
Con tôi sắp vào lớp 1! Cháu sắp có em bé, tình hình này thì 5 năm nữa khi em của cháu bằng tuổi cháu bây giờ sẽ đọc diễn văn bằng... tiếng Anh chứ chẳng chơi! Ôi, tôi nể con tôi quá!""""

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

VINH DANH CÔNG TRẠNG


1. Lại Tiên - Thái thú quận Giao Chỉ, là người Bách Việt ở huyện Thuận Đức, phủ Quảng Châu, nước Nam Việt xưa. Hiện nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Là Thủy tổ họ Lại Việt Nam. (X. Họ Lại Việt Nam – nguồn gốc và sự phát triển. Phả họ Lại 1990, tái bản 2003)

2. Lại Linh – Thời Lí, Khu mật tả sứ Gián nghị đại phu, Trấn thủ Nghệ An. Có công trong việc giữ gìn bờ cõi, dẹp yên nạn phong kiến cát cứ, giữ vững nền thống nhất nước nhà. (X. Hi sinh vì nghĩa cả - Khu mật tả sứ Gián nghị đại phu Lại Linh. L.C.N – Kỉyếu Hội thảo Lại Thế Vinh)
.

3. Lại Đôn Tín – Thôn Chằm, xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Năm Kỷ hợi 1419 tham gia Nghĩa quân Tây sơn, được tăng phong là Trung dũng Tướng quân. (X. Những đóng góp của họ Lại trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước – Phả họ Lại 1990, tái bản 2003).

4. Tiến sĩ Lại Đức Do – Người làng Đáp Khê, tổng Cổ Châu, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương (nay là xã Nhân Huệ, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức 24 (1493) đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến chức Đề hình Giám sát Ngự sử.

5. Tiến sĩ Lại Gia Phúc – Người huyện Phúc Yên, phủ An Bình. Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Giáp Tuất đời Hồng Thuận thứ 6 (1514). Làm quan đến chức Thị Lang.

6. Tiến sĩ Lại Kim Bảng – xã Kim Lan (nay là thôn Kim Quan, xã Kim Giang) huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Mậu Dần năm Quang thiệu thứ 3 (1518) đời vua Lê Chiêu Tông,. làm quan đến chức Đô Ngự Sử. không chịu theo nhà Mạc, bất khuất nhảy xuống sông tự vẫn. Đến khi nhà Lê trung hưng được truy tặng chức Tả thị lang bộ Lễ và phong cho làm phúc thần Trung đẳng Đại vương. (X. Những đóng góp của họ Lại trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc – Phả họ Lại 1990 tái bản 2003).

7. Lại Thế Xuân – Thời Lê Uy Mục (1505 – 1509) và Lê Tương Dực (1510-1516). Là người họ Lại trong “tứ tỉnh cửu tộc”, trong đó các họ cùng nhau khai hoang lấn biển lập nên đất Quần Anh, đặt cơ sở cho việc thành lập huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định (1888) (X. Thủy tổ Lại Xuân Không và con cháu họ Lại ở Quần Anh …. Phạm Văn Huyên. Kỉ yếu Họoi Thảo Lại Thế Vinh).

8. Tiến sĩ Lại Mẫn – Người xã Ô Mễ, huyện Vũ Tiên (nay thuộc xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư) tỉnh Thái Bình. Đệ Tam giáp đồng sĩ xuất thân, khoa Ất Sửu năm Thuận Phúc thứ 4 (1565) đời Mạc Mậu Hợp. Từng đi sứ sang nhà Minh. Làm quan đến Thượng thư kiêm Đô ngự sử, tước Quế Nham hầu. Nhà Mạc mất, ông quy thuận nhà Lê. (X. Những sự tích nổi bật của họ Lại – Phả họ Lại 1990, tái bản 2003).

9. Lại Thế Vinh (? – 1578) – Cùng Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm tôn lập vua Lê Trang Tông lên ngôi năm 1533, mở đầu sự nghiệp trung hưng của nhà Lê. (X. Lại Thế Vinh với thời đại của ông – Đinh Xuân Lâm).

10. Lại Thúc Mậu – Đời Lê Chiêu tông (1516 – 1522) tham gia dẹp loạn Trần Cảo, lập nhiều công trạng, được phong tước Đông Nham bá, rồi thăng tước An Mĩ hầu và được cử đi tuần hành bình định xứ Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh) (X. Những đóng góp của họ Lại trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước – Phả họ Lại 1990, tái bản 2003).

11. Lại Thế Mĩ (? – 1577) – Bắc thảo tướng quân, Thái bảo Phúc quận công triều Hậu Lê; Khánh quận công triều Mạc; húy Thế Mĩ, tự Hoằng Phúc, Thụy Hoằng Nghị, sắc phong Hoằng Nghị Đại vương. Mất ngày 1-8 năm Đinh Sửu (1577) (X. Xã Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh, quê hương thứ hai của Hoằng Nghị Đại vương Lại Thế Mĩ , Lại Cao Nguyện - Kỷ yếu hội thảo Lại Thế Vinh).

12. Lại Thế Khanh (? – 1578) Thái tể Khiêm quốc công. Công thần trung hưng nhà Lê bậc thứ nhì. (X. Thái phó Khiêm quốc công Lại Thế Khanh – Công thần trung hưng nhà Lê – Nguyễn Đức Nhuệ, Kỷ yếu hội thảo Lại Thế Vinh).

13. Lại Thế Quý – Đức Trạch hầu, Tổng binh Thái Nguyên. Tham gia chống Mạc lập nhiều công trạng. Từng tham gia trận tấn công quyết định cuối cùng vào căn cứ vững chắc nhất của nhà Mạc. (X. Những đóng góp của họ Lại trong sự nghiệp dựng nước và giã nước của dân tộc – Phả họ Lại 1990 tái bản 2003).

14. Lại Thị Ngọc Lễ - Tín chủ hưng công xây dựng chùa Keo Thái Bình (X. Chùa Keo Thái Bình với người con gái họ Lại làng Quang Lãng, Lại Cao Ngyện – Phả họ Lại 1990, tái bản 2003).

15. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Cương (vốn gốc họ Lại). Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn 1688. Làm quan đến chức Quyền Tham chính Thái thường tự (X. Phả họ Nguyễn gốc Lại – dòng Nguyễn Quốc Cương – Trong Phả họ Lại 1990, tái bản 2003).

16. Tiến sĩ Lại Duy Chí (1679 - ?) – Người xã Cổ Loa huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội). Khoa Canh Thìn năm Chính Hòa thứ 21 (1700) đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân năm 28 tuổi. Làm quan đến chức Giám sát Ngự sử. Có bia ở văn chỉ Cổ Loa.

Nguồn Phả họ Lại 1990 tái bản 2003; 
http://www.fun.easyvn.com/laicaonguyen.tk

TÓM TẮT LICH SỬ DÒNG HỌ LẠI

 …Đất nước ta có đến hàng mấy trăm dòng họ, nhưng họ Lại quả là một dòng họ đặc biệt, cho đến nay trải qua nhiều thế kỷ, từ cụ Triệu tổ khai cơ Lại Tiên thời đầu công lịch phát triển ra khắp cả nước gồm 39 tỉnh thành với trên 300 chi họ mà đến nay vẫn thống nhất thành một đại tộc, vẫn giữ nguyên gốc từ thời cổ sử đã được mệnh danh là “Nam bang nhất Lạicả nước Nam chỉ có một họ Lại). Đó là điều khác biệt với nhiều dòng họ khác trải qua trường kỳ lịch sử đã chia tách, hoán đổi thành nhiều dòng tộc pha trộn hoặc biệt lập lẫn nhau…( Chương Thâu ).

Người họ Lại sinh sống và phát triển từ lâu đời trong khối ngươi Bách Viêt trên đất Lĩnh Nam (phía nam núi Ngũ Lĩnh); từ lưu vực sông  Trường giang trở về Nam, với tư cách dân trồng lúa nước ở châu Á.

Vùng đất Bách Việt xưa

Lịch sử còn ghi chép rõ thủy tổ Lại Tiên cùng hậu duệ của Người.
Theo An Nam chí lược thì thủy tổ họ Lại Việt Nam là “Lại Tiên làm Thái thú  quận Giao chỉ. (Năm Chí Nguyên Thứ 22  [1285] có quan An vũ sứ Lại Ích Quy là cháu xa đời của Lại Tiên)” (
[1]), sau Lí Tiến và trước Sĩ Nhiếp không xa. Sau khi thôi quan, ông tìm về nơi “non Bồng nước Nhược” để vui thú điền viên. Đất Thần Phù thuộc Ái châu, (Nga Sơn, Thanh Hóa ngày nay), tương truyền là nơi tiên ở đã đáp ứng yêu cầu đó. Xã Thần Phùchính là noi ghi dấu đầu tiên của người họ Lại trên đất Giao Châu ([2]) .Theo nguồn tư liệu từ Quang Lãng, thủy tổ họ Lại chi Quang Lãng từ Thần Phù dời đến ở Gia Miêu Ngoại Trang làm thày địa lí và làm thuốc giúp dân, mở đầu chi họ Lại ở đây. Cuộc đời dâu bể,  trải qua bao đời, thôn  Hợp Long, xã Nga Trường, huyện Nga Sơn và thôn Đông Quang Lãng, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa hiện nay vẫn có người họ Lại sinh sống. Vì lúc đầu  xuất phát từ một gia đình, nên họ Lại là anh em một nhà, trong họ có quy ước người cùng họ không được lấy nhau. Nhưng, khi họ tộc phát triển đông đúc và rộng rãi trên nhiều miền thì quy ước đó không còn quá chặt chẽ như trước nữa, măt khác luật pháp cũng quy định rõ ràng, là cấm kết hôn “giữa những người cùng dòng máu trực hệ trong phạm vi 3 đời”, như cha mẹ với con, ông bà với cháu nội, cháu ngoại. (Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000).

     Về họ Lại ở Việt Nam, An Nam chí lược đã ghi An vũ sứ Lại Ích Quy đời Trần là cháu xa đời của thái thú Lại Tiên. Phả họ Lê thì ghi thân mẫu của Lê Hoàn là người họ Lại ở Thanh Hóa (có thuyết nói là ở Hà Nam). Thanh Hóa, Hà Nam đều có nhiều người họ Lại sinh sống.
 Như vậy ai dám nói Lại Tiên không còn có con cháu ở Việt Nam? Những chi họ Lại không nối được với chi Quang Lãng thì từ đâu ra? Con cháu của Lại Linh, Lại Ích Quy, Lại Đức Du, Lại, Kim Bảng…, có người hỏi , bây giờ ở đâu? Luât phân bố bổ túc thường áp dụng trong ngôn ngữ có thể vận dụng cho trường hợp này.

    Sau Lại Tiên, An Nam chí lược còn ghi tên một người họ Lại là Lại Cung, “người Linh Lăng, được Lưu Biểu (142-208) sai làm Thứ sử quận Giao Châu, tính người nhân từ, cẩn thận, thông thạo việc đời, bị Thái thú quận Thương Ngô là Ngô Cự đuổi về, Lưu tiên chúa (tức Lưu Bị, tại vị 221-223 sung làm chức Thái thường.”([3]) Lại Cung không có con cháu ở Giao Châu.
Theo tập phả sớm nhất của họ Lại ghi năm Canh Thân niên hiệu Cảnh Hưng thứ nhất (1740) tại phủ nội ở kinh kì, thì Lại Tiên quê gôc  ở Kinh châu – một trong chín châu cổ của Trung Quốc ngày nay – về cơ bản trùng với địa bàn cư trú của người Bách Việt.
 ([4])


      Phả họ Lại chi Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội còn ghi rõ “Họ  Lại – vốn dòng dõi nhà lành ở huyện Thuận Đức, Phủ Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông – là một dòng họ lớn của Nghĩa Đô”. Nơi đây chính là thuộc châu Hợp Phố xưa. Sau đó là thuôc nước Nam Việt thời Triệu Đà. Hoàng đế Quang Trung đã có ý  muốn đòi lại đất Lưỡng Quảng nhưng chưa kịp đòi thì Người đã băng hà.
      Thời kỳ đầu Công lịch, nguyên tổ Lại Tiên mở đẫu dòng họ Lại ở Giao Châu, về sau, con cháu Người dần dần sinh sôi nảy nở thành một dòng họ rộng lớn thuần nhất ở Việt Nam.

      Họ Lại Việt Nam, cũng như bao con Lạc cháu Hồng khác, trong trường kỳ lịch sử của dân tộc, luôn luôn chung sức góp phần với toàn dân Việt nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
”Họ Lại từng có nhiều nhân vật lịch sử xuất sắc xuất hiện trên vũ đài lịch sử. Những tướng tài mở nước, phò vua giúp dân, góp phần bảo vệ và khôi phục giang sơn các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Như Bảo tín hầu Lại Linh đánh đông dẹp bắc, lập nhiều chiến tích, một lòng trung thành với nhà Lý, đã phải tự tận năm 1226, một ngày trước khi vị vua cuối cùng  nhà Lý tuyên chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh. Như Trung Dũng tướng quân Lại Đôn Tín, huyện thừa Lại Thế Tương, Chiêu Thọ bá Lại Đức Hoành đã theo Lam Sơn Động chủ dấy nghĩa thành công. Các danh tướngLại Thế VinhLại Thế Khanh  cùng với Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm tôn lập vua Lê Trang Tông lên ngôi, khuông phò nhà Lê Trung hưng, được vua Lê Huyền Tông khen là "Khai quốc công thần, triệu Nam hữu Lại" (trong số những bày tôi lập công mở nước có người họ Lại). Khi vua Gia Long lên ngôi, xét công lao các công thần nhà Lê đã xếp Lại Thế Khanh vào bậc công thần thứ hai của tiền triều. Trong giai đoạn lịch sử nhà Lê Trung hưng, ngoài 18 vị quận công họ Lại, phải kể đến những bậc học giỏi tài cao, giàu lòng trung nghĩa như các tiến sĩ Lại Đức Du, Lại Gia Phúc, Lại Kim Bảng, Lại Mẫn, Lại Đăng Tiến, Nguyễn Quốc Cương, Lại Duy Chí mà  4 người có tên ghi tại Văn Miếu Hà Nội: Lại Gia Phúc, Lại Kim Bảng, Lại Đăng, Tiến, Lại Duy Chí. Trong số những văn thần võ tướng  kể trên, nổi bật nhất là Lại Linh, Lại Thế Vinh, Lại Thế khanh, Lại Kim Bảng và Lại Mẫn mà sử sách đã nêu cao tấm gương sáng của các vị. ” (Phả họ Lại 1990 - Tái bản 2003, tr.77).


    Nguồn gốc và lịch sử vẻ vang của họ Lại đã được phản ánh trong đôi câu đối ở Tộc Miếu, vừa là đền thờ Lại Đại vương Thế Vinh thượng thượng đẳng thần, vừa là nhà thờ ngành trưởng họ Lại dòng Quang Lãng, tại thôn Thượng Hữu xã Ban Liêu huyện Thượng Hiền, nay là xã Nam Vân thành phố Nam Định, xây dựng tháng 4 năm Khải Định thứ 9 Giáp Tý (1924) từ một ngôi miếu bằng gỗ lợp tranh cuối thời Lê, và trùng tu ngày 12 tháng 2 năm Bảo Đại thứ 9 (1934). Câu đối viết:
Ngô tiên công phụng Bắc đế lai, do Kinh Châu nhi Quang Lãng nhi Ban Liêu, nhị thập lục tướng quan ba quốc sử;// Ngã Lại tộc ư Nam bang hậu, tự Thiếu đế chí Hiển tổ chí Hiển khảo, kỉ bách niên thế hệ chấn gia thanh
Tạm dịch: Tiên công ta phụng Bắc đế cử sang, từ Kinh Châu đến Quang Lãng đến Ban Liêu, hai mươi sáu tướng quân ngời quốc sử; Họ Lại nhà tại Nam bang trú ngụ, tự Thiếu đế chí Hiển tổ chí Hiển khảo, mấy trăm năm dòng dõi rạng gia phong  - (L.C.N. dịch).

      Thêm nữa, những câu đối cổ tại Nhà thờ tướng An Mĩ hầu Lại Thúc Mậu cũng ghi số danh nhân họ Lại, (nhưng chưa đủ, vì có hiện tượng mai danh ẩn tích, như trường hợp tiến sĩ Nguyễn Quốc Cương, gốc họ Lại, chính ra là Lại Quốc Cương, và về tể tướng họ Lại, câu đối ghi ”tam tể tương” mà mới có 2 vị Lại Thế Vinh và Lại Thế Khanh, còn thiếu một vị; số quận công tính cũng chưa đủ). Câu đối viết: Thập bát quận công, tam tể tướng /  Thất khoa tiến sĩ, cửu phong hầu. (Tạm dich: Mười tám quận công, ba tể tướng / Bảy khoa tiến sĩ, chín phong hầu). Và Thống chế di tung tồn cựu phả / Văn Minh cố địa phát hồng nguyên. Tạm dịch: Dấu xưa Thống chế ngời sử sách / Quê cũ  Văn Minh  rực ngọn nguồn. Văn Minh là quê cũ của tướng Lại Thúc Mậu, tức là Thôn Văn Minh, xã Văn Minh, tổng An Khoái, huyện Hoa Phong, phủ Hải Đông, trấn An Quảng; năm Minh Mệnh thứ 4  (1823) An Quảng đổi thành Quảng Ninh.
         Trong trường kì lịch sử của dân tộc, họ Lại đã phát triển trên nhiều  địa phương trong cả nước.  Thời Lý Trần ghi nhận nhiều xã mang tên Lại Xá đánh dấu sự hiện diện của người họ Lại. Sử sách đã ghi những địa danh Lại Xá, đồng thời cũng là các chi họ Lại thời ấy, thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định hiện nay, trong đó có quê hương của Lại Linh thời Lê, Lại Ích Quy thời Trần. Đó là:
- Xã Lại Xá (1), tổng Đan Nê, huyện Yên Định, phủ Thuận Thiên, trấn Thanh  Hoa.
- Xã Lại Xá (2), tổng Bình Cách, huyện Đông Quan, phủ Thái Bình, trấn Sơn Nam Hạ. Hiện nay vẫn còn.
- Xã Lại Xá (3), tổng Minh Lãng, huyện Thư Trì, phủ Thái Bình , trấn Sơn Nam Hạ. Hiện nay vẫn còn.
- Xã Lại Xá (4), tổng Nội Lãng, huyện Thư Trì, phủ Thái Bình, trấn Sơn Nam Hạ. Hiện nay vẫn còn.
- Xã Lại Xá (5), tổng Lại Xá, huyện Thanh Hà, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương.
- Xã Lại Xá (6), tổng Kỉ Cầu, huyện Thanh Liêm, Phủ Lý Nhân, trấn Sơn Nam Thượng
- Xã Lại xá (7), tổng Hiển Khánh , huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam Hạ.
Thời kỳ này ít nhất có bảy chi Lại xá như đã nêu trên. Dĩ nhiên còn có các chi họ Lại không mang tên Lại Xá.

      Như trên đã nói, tháng 6 năm Cảnh Hưng thứ nhất (Canh Thân 1740), lần đầu tiên họ Lại ở xã Quang Lãng, huyện Tống Sơn, xứ Thanh Hoa, ghi chép họ hàng chi Quang Lãng, lập ra bản Tống Sơn huyện Quang Lãng Lại gia phả  ký. Cuốn phả đó hiện nay vẫn còn ở Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng. Gần đây, qua anh Lại Thế Quảng, chi Hơp Long lại góp thêm một bản sao phả ấy bằng chữ Hán. Như thế là từ Ái châu tỏa  ra các chi họ Lại ở các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định,Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình và nhiều nơi khác trong cả nước.

      Khi Nguyễn Hoàng vào Nam trấn thủ đất Thuận Hóa, họ Lại cũng theo người anh hùng góp phần phát triển đất nước về phương Nam.PHẢ HỌ LẠI 1990 - Tái bản 2003  đã ghi trong mục Vài nét về sự hình thành và phát triển của các chi họ Lại Miền Trung và Miền Nam (tr. 49) như sau:“Cho đến thế kỷ XVI, vùng Thuận Hoá, Quảng Nam nói chung kinh tế còn lạc hậu, đất hoang còn nhiều, xóm làng, cư dân còn thưa thớt. Từ lâu, những nông dân phá sản và bị bần cùng hoá ở phía Bắc đã di cư vào đây để khai phá làm ăn. Những lớp nông dân di cư này góp phần quan trọng vào việc khai phá đất hoang, lập thêm nhiều xóm làng mới, bên cạnh những đồn điền của nhà nước phong kiến... Thời gian này, trước âm mưu của Trịnh Kiểm tước đoạt thế lực của hai em vợ, Nguyễn Uông bị đầu độc chết, Nguyễn Hoàng lo sợ cho tính mạng mình nghe theo gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá, Đèo Ngang Quảng Bình (Mậu Ngọ 1558), sau xin kiêm cả trấn thủ Quảng Nam (Canh Ngọ 1570), vừa để yên thân vừa mưu việc xây dựng lực lượng cát cứ sau này. Được Vua Lê đồng ý Nguyễn Hoàng, với danh nghĩa đoàn quan chức của triều đình cử đi, đã lựa chọn những người tâm phúc, những thân thích, những người cùng quê , trong đó có người họ Lại, có thể kể như các cụ Lại Văn Sách, Lại Bá Niên, Lại Phước Lai, Lại Tấn Vi, Lại Văn Phong, Lại Văn Hùng, Lại Thế Tâm v.v...”.
“Từ Thuận Hoá, Nguyễn Hoàng phân phối lực lượng đóng giữ các nơi (cửa sông, cửa biển, phủ, lộ...), hoặc điều khiển các đoàn nông dân di cư tiếp tục đẩy mạnh khai hoang lập ấp”.
“Phả cũ chép rõ: Hai cụ Lại Văn Sách (tức Lại Thế Sách) và Lại Bá Niên, với sự cộng tác của 13 họ: Bùi, Lê, Trương, Nguyễn, Trần, Sào, Huỳnh, Đỗ, Cao, Lương, Mai, Đặng, Đoàn đến vùng bãi biển gần cửa Thuận An, tổ chức cho dân đánh cá, trồng trọt. Trên dải đất lúc đầu có tên là phường Mỹ Toàn sau đổi là ấp Mỹ Lợi, rồi sát nhập vào xã Vĩnh Mỹ huyện Phú Lộc phủ Thừa Thiên. Ba con của cụ Lại Phước Kỳ (tức Lại Thế Kỳ): Lại Phước Ngộ, Lại Phước Đạt, Lại Phước Lai và một số người khác hướng dẫn nông dân khai khẩn đất hoang đồi trọc trên triền sông Truồi huyện Hương Trà lập nên các xã An Nông, Hà Châu huyện Phú Lộc và Dưỡng Mông Thượng, Dưỡng Mông Hạ huyện Phú Vang phủ Thừa Thiên”.
“Con thứ tư của cụ Lại Phước Kỳ là Lại Phước Phùng theo chúa Nguyễn Phúc Khoát vào Nam phục vụ quân đội, sau ra khai khẩn đất hoang lập nên tỉnh Đồng Nai rồi trú ngụ tại đó...”.
“Cụ Lại Văn Hùng, cụ Lại Tấn Nghệ, cụ Lại Thế Tâm giúp dân khai khẩn vùng Duy Xuyên, Tam Kỳ, Thăng Bình (Quảng Nam)”.
“Cụ Lại Thế Suối, cụ Lại Tấn Vi được điều ra Quảng Bình trấn cửa Nhật Lệ, cụ Lại Văn Phong vào trấn phủ Phú Yên ” (Sđd. tr.49 - 50)

        Có thể nói, từ khi vào trấn thủ miền đất Thuận Quảng, Nguyễn Hoàng bắt đầu chú  trọng xây dựng giang sơn riêng cho họ Nguyễn, khai hoang lập ấp, mở rộng đất đai, phát triển kinh tế, xây dựng lực lượng, tính kế lâu dài. Mặt khác, vẫn giữ quan hệ bình thường và hoàn thành nghĩa vụ thuế cống với vua Lê ở ngoài Bắc, được vua Lê phong chức Thái phó (1573) và chưc Thái úy Đoan quốc công năm (1593). Năm 1600, Nguyễn Hoàng lại gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng vă để con trai thứ 5 là Hải cùng cháu nội là Hắc ở lại làm con tin. Tư đó, Nguyễn Hoàng không ra chầu vua Lê và chúa Trịnh  nữa.
       Năm Đinh Mão (1627), Trịnh Tráng cử người vào Thuận Hóa giả tiếng nhà vua sai vào, đòi tiền thuế thiếu của 3 năm trước. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, con thứ 6 của Nguyễn Hoàng, tiếp sứ nhưng không chịu nộp thuế. Trịnh Tráng lại sai sứ mang sắc vua Lê vào dụ chúa Sãi cho con ra chầu và nộp 30 con voi cùng 30 chiếc thuyền để đưa sang cống nhà Minh. Nhận được sắc phong, chúa Sãi cùng triều thần bàn mưu tính kế. Đào Duy Từ dâng kế sách, cho người làm một cái mâm hai đáy, trên sắp sản vật, giữa để sắc thư và một bài thơ phúc đáp gồm 4 câu: Mâu nhi vô địch / Mịch phi kiến tích / Ái lạc tâm trường / Lực lai tương địch.


      Chúa Nguyễn cử người tâm phúc là Lai Văn Khuông làm chánh sứ đưa phẩm vật ra Bắc tạ ơn chúa Trịnh, được Chúa Trịnh hậu đãi, cho phép cùng phái đoàn đi thăm kinh thành để chờ Chúa dạy bảo. Trên đường đi, Văn Khuông cùng cả phái đoàn bỏ trốn về Nam. Thấy phái đoàn đột ngột trốn về, Chúa Trịnh nghi hoặc, bèn cho người đập vỡ mâm lễ vật mới thấy tờ sắc trước và một bài thơ. Triều thần không ai hiểu ý nghĩa bài thơ ấy. Trịnh Tráng phải nhờ trạng Bùng giải mã. Phùng Khắc Khoan giải thích. Đây là lối chơi chữ của Đào duy Từ, tạm dịch là: Mâu không dấu phảy / Mịch bỏkiến đi / Ái rơi tâm mất / Lai, lực đồng quy. Nghĩa là: chữ mâu không có dấu phẩy là chữ , Chữ mịch không có chữ kiến thì còn chữ bất, chữ ái rơi chữ tâm thành chữ thụ, chữ lực cùng với chữ lai hợp lại thành chữ sắc. Vậy ý nghĩa của bài thơ trên là “Dư bất thụ sắc” tức là “Ta không nhận sắc”. Nghe xong, chúa Trịnh cả giận, vội cho người tìm bắt Lại Văn Khuông, nhưng Văn Khuông sớm đã cao chạy xa bay, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sứ giả của mình.
Sự nghiệp của họ Nguyễn đến đây đã lật sang môt trang sử mới, nhờ công lao to lớn của  Nguyễn Hoàng mà triều Nguyễn về sau suy tôn là Thái tổ Gia Dụ hoàng đế.
“Các vua triều Nguyễn cũng biểu thị lòng nhớ ơn những người đã có công khai phá đất hoang mở rộng bờ cõi bằng những đạo sắc phong "Tiền khai canh, hậu lập ấp Dực Bảo Trung Hưng linh phù chi thần" được nhà bảo tàng địa phương xã Vĩnh Mỹ huyện Phú Lộc thống nhất bảo quản (một đạo vinh danh cụ Lại Văn Sách, một đạo tôn vinh cụ Lại Bá Niên) giữ làm lưu niệm chung. Hai đạo sắc đều ghi ngày 26 tháng 6 năm Khải Định thứ 10. Hiện nay cư dân các chi Mỹ Lợi, Hà Châu, Dưỡng Mông Thượng, Dưỡng Mông Hạ, An Nông (Thừa Thiên) và các chi ở Duy Xuyên, Điện Bàn, Thăng Bình, Tam Kỳ (Quảng Nam) ngày càng phát triển đông đúc phồn vinh”.

        Đồng thời với việc khai phá miền Trung thì ở miền Nam ba anh em Lại Văn Đạt, Lại Văn Nhưng, Lại Thị Diệu đi sâu vào vùng Gia Định hiện nay, khai phá ruộng đồng, làm ăn sinh sống, cùng các họ khác, sinh cơ lập nghiệp, hình thành các ấp Vĩnh Lộc, Bà Hôm, Bình Trị Đông, Tân Hưng Hòa và các chi họ Lại ở đây. Về sau, nhân dân địa phương đã xây những đình đền, am miếu để phụng sự và truy tư những người đã có công vượt bao khó khăn, khai phá lúc ban đầu để mở mang vùng đất trù phú  này. Đến năm Tự Đức thứ 5, nhà vua có sắc phong thành hoàng cho các ngôi đình đề ngày 29 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 Nhâm Tí ( 1852) để ghi công những tổ làng ở đây. Do điều kiện chiến tranh, các bằng sắc đã bị thât lạc. Di tích còn lại hiện nay là 2 ngôi đình : đình Tân Tạo thờ Tiên hiền Lại văn Nhưng, đình Vĩnh Lộc B thờ Tiên hiền Lại Văn Đạt và khu lăng mộ của các bậc tiên hiền gồm ba ngôi: Tiên hiền khai khẩn Lại Văn Đạt, Bà Tiên hiền Thái Thị Hào và Bà Tiên hiền khuyết danh, cùng ngôi đền thờ Cửu Huyền Thất Tổ Đức Bà Tiên hiền Lại Thị Diệu tại ấp 1 xã Vĩnh Lộc B huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh. (Theo tư liệu của ông Lại Văn Gân và ông Lại Ngọc Thanh xã Vĩnh Lộc cung cấp do ông Lại Cao Nguyện ghi lại)”. (PHẢ HỌ LẠI 1990 - Tái bản 2003, tr.50 – 51).
        “Năm Gia Long thứ nhất ( Nhâm Tuất 1802), ba anh em Lại Phước Ngộ, Lại phước Đạt, Lại Phước Lai của ba chi An Nông, Hà Châu, Dưỡng Mông đã họp nhau viết Bản di chúc họ Lại tại Thuận Hóa ghi nhận nguồn gốc các chi này là từ Quang Lãng Thanh Hóa theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam khai cương lập ấp, kèm theo bản chép cuốn phả họ Lại đời Cảnh Hưng do cụ Lại Văn Tiếp sao năm Thành Thái thứ 4 (1902) để dặn dò con cháu không nên quên nguồn gốc và ghi tiếp phả các chi của dòng họ”.
        “ Năm Tự Đức thứ 5 (Nhâm Tý 1802), ông Lại Thế Nguyên (chi Phụ Thành Thái Bình) tổ chức soạn  phả lần thứ 2. Ông đã nghiên cứu lịch sử, gặp gỡ, kháo sát các chi họ sau đây:

1. Chi Đồng Hải (Thái Bình),
2. Chi Niệm Hạ (Thái Bình),
3. Chi Cổ Ninh (Thái Bình),
4. Chi Phụ Thành (Thái Bình),
5. Chi Trọng Quan (Thái Bình),
6. Chi Thúy Cảng (Thái Bình),
7. Chi Tường An (Thái Bình),
8. Chi Mã Chiên (Ninh Bình),
9. Chi Quần Anh (Nam Định).”

      “Năm sau, Tự Đức thứ 6 ( Quý Sửu 1853), phả viết xong giao về cho 9 chi mỗi chi một bản. Ông Lại Thế Nguyên là người có công đầu trong việc nối gốc về nguồn với Thái thú Lại Tiên thời đầu Công lịch. Câu “Nam bang nhất Lại” bắt đầu tù đó”.
       “Sau một thời gian, ở chi Quần Anh, ông Bảo Chi Lại Vĩnh Cửu do triều đình mở ân khoa thi hương, ông đỗ cử nhân năm Kiến Phúc năm thứ nhất( Giáp Thìn 1884), được bổ làm quan Huấn đạo huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Do có điều kiện liên hệ rộng với các chi trong họ, ông đã tu chỉnh nâng phả họ lên mức phong  phú hơn”…..
      “Năm Bảo Đại thứ 13 (Mậu Dần 1838), ông Lại Chí Tinh chi QuầnAnh một lần nữa chép phả của ngành B, kết hợp hệ thống hóa thế thứ và phổ hệ của các chi, có ghi rõ tên những người tham gia hội phả, cung cấp tư liệu về chi họ ấy. Ông Lại Chí Tinh có nhiều công lao đóng góp cho việc chắp nối các chi với nhau cũng như việc nối gốc về nguồn. Nhưng vì thiếu tư liệu thực tế nên việc chắp nối nhiều chỗ có phần khiên cưỡng và sai lầm, mà điều quan trọng nhât là về đức thủy tổ, người đứng đầu phả họ Lại Việt Nam. Quyển phả này đến nay vẫn còn”. (Sđd. tr. 4 – 6).

      Cách mạng Tháng Tám thành công tiếp đến cuộc Kháng chiến chống Pháp, chúng ta không có điều kiện liên hệ giữa các chi với nhau . Năm Mậu Tuất 1958, sau Cải cách ruộng đất, các chi lại bàn tiếp việc chép phả.
      “Sau phiên họp ở Quang Lãng Thanh Hóa  mùa xuân năm Canh Tý 1960, một cuộc hội phả lớn của cả họ tổ chức ở Phù Vân Hà Nam vào tháng 8 năm Quý Mão 1963, gồm  có 60 đại biểu của 23 chi trên 6 tỉnh: Thanh Hóa , Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hà Đông và Hà Nam. Đó là các chi : Thượng Hữu, Đồng Hải, Lãm Khê, Quang Lãng, Hợp Long, Niệm Hạ, Lạc NghiệpBình LãngThư ĐiềnDiêm ĐiềnĐông BìnhPhan XáViệt HùngĐồng NhânTiên MaiCổ ChâuVĩnh SơnQuyển SơnAn ThốngPhù Vân ẤtPhù Vân BínhPhù Vân ĐinhNghĩa Đô. Hội nghị Phù Vân quyết định tổng hợp phả các chi thành một bộ phả chung lấy tên là Phả họ Lại. (Sđd. tr.tr.6 - 7). Ngoài ra, Ban tu phả cũng đã liên hệ được với một số chi họ khác ngoài các chi tham dự hội nghị như các chi Cổ Loa, Ngãi Cầu, Hữu Bổ, Hòa Mục, Yên Phụ,...
“Trải qua mấy chục năm gian khổ phấn đấu, nhờ sự nỗ lực và quyết tâm của Ban Tu Phả và sự góp sức của bà con họ Lại cả nước , cuốn Phả họ Lại1990 đã ra đời, tập hợp hơn 200 chi họ trong cả nước hướng về trung tâm của họ là Nhà thờ họ Lại toàn quốc ở Quang Lãng Thanh Hóa. Tuy vậy việc chắp nối giữa các chi với nhau và việc nối gốc về nguồn còn bị hạn chế nhiều. Ban Tu phả dự định cứ 10 năm tu phả một lần để sửa chữa, bổ sung, kịp thời phản ánh sự phát triển của dòng họ. Trải qua mấy chục năm gian khổ phấn đấu của Ban tu phả và đông đảo bà con trong họ, cuối năm 1984 bộ Phả Họ Lại đã cơ bản hoàn thành. Trong điều kiện đất nước vừa được giải phóng, có những vấn đề nhạy cảm phải tạm thời gác lại. Vì thiếu tư liệu, có những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm….”
      “…Kết quả năm 1990, cuốn Phả Họ lại mà nhiều thế hệ họ Lại mơ ước từ bao đời nay, đã ra đời (dù chỉ mới là dạng in lưới chứ chưa phải in typo). Việc hoàn thành cuốn Phả Họ lại là một kỳ công của họ Lại, là một mốc son chói lọi trong quá trình tập hợp và đoàn kết mấy trăm chi họ trong phạm vi của cả nước. Tâm nguyện suốt đời của những người con trung hiếu của nọ Lại đã trở thành hiện thực”. (Sđd. tr.  tr.2).
      “Phả Họ Lại 1990 đã xác định thế thứ của các vị thế tổ đến đời thứ 9 tính từ đức Thuỷ tổ Lại Thế Tiên, thân sinh đức Triệu tổ Lại Thế Tương có mộ thiên táng ở thôn Đông Quang Lãng Thanh Hoá. Tuyệt đại đa số các chi họ Lại ở Việt Nam chắp nối được cho đến nay, có thể tìm ra mối quan hệ với các vị Thế tổ đời thứ 9, thứ 10 ngành A và ngành B. Nhiều con cháu họ Lại tan tác sau việc Gián nghị Đại phu Lại Linh tuẫn tiết, Đạt Nghĩa công Trịnh Cối cùng Phúc Quận công Lại Thế Mĩ chạy sang phía Mạc, đến nay vẫn chưa chắp nối lại được hết”.
      “Phả họ Lại 1990 đã tập hợp được hơn 200 chi họ thuộc 20 tỉnh thành trong cả nước, trong đó còn nhiều chi chưa được nối gốc về nguồn, còn chờ nghiên cứu chắp nối sau. Nhưng nói chung, mọi người họ Lại ở Việt Nam đều có thể tìm thấy vị trí của mình trong cuốn PHẢ HỌ LẠI này:nếu không phải con cháu các vị Thế tổ đời thứ 9, thứ 10 của họ Lại gốc Quang Lãng thì cũng là cháu xa đời khác của Viễn tổ Lại Tiên – hậu duệ của các nhân vật lịch sử như Lại Linh, Lại Ích Quy, Lại Đức Du, Lại Kim Bảng, Lại Gia Phúc…thuộc các  chi Lại Xá kể trên và các chi khác, nhưng  đều là hậu duệ của vị khởi tổ duy nhất ở Việt Nam – Thái thú Lại Tiên - trừ một số rất ít mới xuất hiện sau này .Đó là số rất ít, không đáng kể Hoa kiều lẻ tẻ cũng họ Lại từ Quảng Đông, Phúc Kiến, Đài Loan Trung Quốc sang Việt Nam lánh nạn hoặc buôn bán trong thời cận đại và hiện đại, ta có thể dễ dàng phân biệt được ngay, (Sđd. tr. 2 – 3).
Việc tu phả năm 2000 do gặp nhiều khó khăn nên mãi đến năm 2003, mới ra được cuốn phả mới, Phả họ Lại 2003 ra đời tập hợp thêm một số chi nữa, có thể nói về cơ bản đã điểm được hầu hết các chi họ chính trong cả nước. Nhưng vì khối lượng công việc nhiều, nhân lực ít, thời gian eo hẹp nên kết quả có quá nhiều thiếu sót và sai lầm.
 Đồng thời với sự ra đời của cuốn Phả họ Lại 2003, ngành  trưởng họ Lại Thượng Hữu dòng Quang Lãng chủ trương tái bản cuốn Phả họ Lại 1990, có trình bày trước cuộc họp HĐGT tại Quang Lãng ngày 25/5/2001, Lần này số chi họ Lại lên đến hơn 300 chi thuộc 32 tỉnh thành trong cả nước –  (X. danh sách ở cuối sách).
      Năm 2008, tác giả tham luận này đã dịch cuốn phả cua ngành TS Nguyễn Quốc Cương chi Phong Xá, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, kết hợp nghiên cứu chi Tân Chi và các vị thế tổ đời 6, đã chắp nối được 4 chi Thượng Hữu, Tân Chi, Quang Lãng, Phong Xá với nhau, trong đó anh cả là Lại Thế Vinh, anh hai là Lại Thúc Mậu, anh ba là Lại Thế Đạt, anh tư là Nguyễn Vĩnh Tuyền -  đổi thành họ Nguyễn, tức ngành của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Cương chi Phong Xá - và em gái là Lại Thị Ngọc Vi, chính phi của Minh Khang Thái vương Trịnh Kiểm. Ngành đổi thành họ Nguyễn sẽ in phả thành tập riêng. Ngành của tướng Lại Thúc Mậu chi Tân Chi đã ghi trong Phả họ Lại tái bản 2003, nhưng con cháu của Người chưa tìm được hết. Ngành của tướng Lại Thê Quý, Tổng binh Thái Nguyên cũng chưa có mặt trong cuốn phả chung. Vì vây, Ban biên soạn thấy rất cần những tư liệu gốc, nhât là những tư liệu Hán - Nôm, còn rải rác khắp nơi trong nước cũng như ở nước ngoài để bổ sung vào những chỗ trống đó.

      Tóm lại, nhờ những phát hiện thêm tư liệu về sử phả, bia kí, câu đối, đại tự  cùng các tư liệu khác mà PHẢ HỌ LẠI ta đang và sẽ ngày càng đi đến chỗ chân thực hơn, chính xác hơn.

                                           Thư pháp gia  Lại Cao Nguyện


                                               Tham luận Hội thảo về tương Lại Linh


Ghi chú :


[1] An Nam chí lược, Lê Tắc, Viện Đại học Huế (bản dịch quốc ngữ), 1961, q.VII, tr. 144.
[2]Đời Hán Linh đế  (168-189) bảy quận: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Nhật Nam và Cửu Chân đều thuộc về Giao Châu.An Nam chí lược, Lê Tắc, Viện Đại học Huế (bản dịch quốc ngữ), 1961, q.VII, tr. …. 
 
[3] An Nam chí lược, Lê Tắc, Viện Đại học Huế (bản dịch quốc ngữ), 1961, q.VII, tr.
[4]Quan hệ giữa sử và phả, Lại Cao Nguyện – Tham  luận tại hội thảo toàn quốc về Phả tại Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội ngày 12-13 tháng 5 năm 2001.